Máy đọc mã vạch Honeywell Voyager 1452g2D
Máy đọc mã vạch Honeywell Voyager 1452g2D do công ty Honeywell sản xuất. Đây là một trong những công ty lớn chuyên sản xuất các loại thương mại và sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ kỹ thuật và hàng không vũ trụ hệ thống cho một loạt các khách hàng, từ người tiêu dùng tới các tập đoàn lớn và chính phủ.
Với máy đọc mã vạch Honeywell Voyager 1452g2D nói riêng và tất cả các loại máy đọc mã vạch nói chung, chúng ta có thể dễ dàng thu nhận và giải mã được những chuỗi ký tự (mã vạch) được in trên bề mặt sản phẩm, hàng hóa … Từ đó người tiêu dùng có thể nắm bắt được những thông tin chính xác liên quan đến sản phẩm như ngày tháng năm sản xuất, hãng sản xuất, thời gian sử dụng …. Thông số kỹ thuật
- Hãng sản xuất Honeywell
- Công nghệ quét 2D Imager
- Trọng lượng 210 g
- Cổng giao tiếp Bluetooth
- Nhiệt độ vận hành 5°C đến 40°C
- Nhiệt độ lưu trữ 0°C đến 50°C
- Chống bụi và nước IP42
- Mã vạch quét được 2D
- Góc quét Ngang 37.8°; Dọc 28.9°
- Cường độ ánh sáng 0 đến 100,000 lux
- Độ tương phản mã vạch 0.35
- Kích thước (LxWxH) 62 x 173 x 82 mm(LxHxW)
Máy quét mã vạch được chia theo 2 công nghệ cơ bản
Các dòng máy quét mã vạch hoạt động bằng cách phát ra các chùm tia cực tím có màu đỏ tươi. Ánh sáng này có tác dụng là tìm và phát hiện mã vạch đặt gần nó.
Có một số máy quét mã vạch có thể nhận diện mã vạch trong khoảng cách xa hơn thông thường, thường là máy quét mã vạch công nghiệp (máy quét mã vạch laser, máy quét mã vạch CCD,…)
- Công nghệ Laser: Phát ra chùm tia Laser, quét lên bề mặt mã vạch, ưu điểm của loại máy quét này là tốc độ quét nhanh.
- Công nghệ CCD: Áp dụng công nghệ chụp hình. Ưu điểm là đọc được các mã vạch có bề mặt gồ ghề.
Phân loại máy quét mã vạch
Có nhiều cách để phân loại máy quét mã vạch, có thể là theo công nghệ chế tạo (CCD, Laser, Imager), hoặc theo công dụng (quét mã vạch 1D, 2D) , theo cổng giao tiếp (cổng keyboard wedge, cổng RS-232 hay cổng COM, USB), hoặc theo cấu tạo (cầm tay, để quầy, đề bàn, desktop, dạng không dây, … ).
Tuy nhiên, phân loại theo cấu tạo kiểu cầm tay, và dạng để bàn là 2 dạng được sử dụng phổ biến nhất.
Chi tiết về 2 dạng này như sau:
- Máy quét mã vạch cầm tay: thường được kết nối với máy tính bằng cổng USB hoặc Wireless (không dây), và có thể di chuyển mọi nơi, vậy nên dạng máy này thường được ứng dụng cho môi trường làm việc kho hàng, xí nghiệp, nhà máy,…
- Máy quét mã vạch để bàn: thì ngược lại, chỉ đặt yên một chỗ, tại các quầy thanh toán trong cửa hàng, đại lý, siêu thị. Khi cần đọc mã vạch, thì phải đem hàng hóa đó đến tận nơi để máy có thể đọc mã vạch một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài tính năng quét như trên, các loại máy này còn được bổ sung thêm nhiều tính năng thân thiện như hệ thống quét tự động, lập trình đơn giản với độ bền tối đa, dễ dàng sử dụng và hoạt động, tốc độ quét nhanh, phạm vi quét rộng và chính xác.