Máy Phát Điện Gia Đình Giá Bao Nhiêu? Lưu ý khi chọn
Khi mất điện, gia đình bạn sẽ như thế nào? Liệu có cách nào để khôi phục nguồn điện ngay lập tức để duy trì các hoạt động sinh hoạt hàng ngày? Máy phát điện gia đình chính là giải pháp tối ưu để đảm bảo bạn không phải lo lắng mỗi khi có sự cố mất điện.
Nhưng câu hỏi đặt ra là: "Máy phát điện gia đình giá bao nhiêu?" và "Làm thế nào để chọn được thiết bị phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình?" Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả cũng như cách chọn mua thiết bị này trong bài viết dưới đây. 
1. Giá máy phát điện gia đình hiện nay
Máy phát điện gia đình có mức giá rất đa dạng, từ những sản phẩm giá rẻ cho đến các dòng máy cao cấp, tùy thuộc vào công suất, loại nhiên liệu và thương hiệu.
1.1 Máy phát điện mini công suất nhỏ (1-3 kW)
Các máy phát điện mini có công suất nhỏ, từ khoảng 1 kW đến 3 kW, thường được lựa chọn cho gia đình có nhu cầu sử dụng ít thiết bị điện, như thắp sáng, quạt, tivi, hoặc các thiết bị điện cơ bản.
Giá của những máy này dao động từ 4 triệu đến 6 triệu đồng. Ví dụ:
- Mitsunini 1 kW có giá 4.000.000 VNĐ.
- YAMABISHI TG1500 1.2 kva có giá khoảng 4.250.000 VNĐ.
- Mitsuyama TL-3900 2 kw giá khoảng 6.900.000₫
- Izawa Fujiki TM3500E 3kw giá khoảng 7.500.000₫ 1.2. Máy phát công suất trung bình (3-6 kW)
Đây là loại máy phổ biến cho các gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện hơn, bao gồm điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng. Giá của các sản phẩm này thường từ 7 triệu đến 25 triệu đồng. Ví dụ:
- Getink G3100 3kw giá khoảng 7.900.000₫
- Izawa Fujiki TM6500E 5kva giá khoảng 13.500.000₫
- Lutian 5GF- LDEM 5kw giá khoảng 21.500.000₫
- Hyundai HY 7000LE 5 kW có giá 25.800.000₫.
1.3. Máy phát công suất lớn (Trên 6 kW)
Các dòng máy này thường được sử dụng cho những gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện hoặc cần nguồn điện ổn định, lâu dài. Giá của những máy này từ 20 triệu đồng trở lên. Ví dụ:
- Yamafuji GJ9600S (8-8.5kw) giá khoảng 32.500.000₫
- Hyundai HY 10500LE 7.5-8.0KW giá khoảng 35.300.000₫
2. Giá máy phát điện ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Máy phát gia đình có giá cả khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại nhiên liệu, công suất và thương hiệu. Sau đây là 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới chi phí:
2.1. Loại nhiên liệu sử dụng
*** Máy phát chạy xăng:
Chi phí cho dòng chạy xăng thường có giá rẻ hơn so với máy chạy dầu, dễ sử dụng và phù hợp với các gia đình có nhu cầu sử dụng điện không thường xuyên. Ngoài ra, máy chạy xăng cũng có tiếng ồn và khói thấp hơn, thích hợp với môi trường không bị mất điện thường xuyên.
*** Máy phát chạy dầu diesel:
Máy phát điện chạy dầu diesel thường có giá cao hơn, nhưng có hiệu suất làm việc tốt hơn, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận hành dài hạn thấp hơn. Máy diesel bền, chịu tải tốt, phù hợp cho gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện hoặc khu vực hay mất điện. Tuy nhiên, chúng thường ồn và có tải trọng tương đối nặng. 2.2. Công suất máy phát điện
Công suất là yếu tố quan trọng khi lựa chọn bất kỳ thiết bị nào đặc biệt là máy phát. Công suất càng lớn, chi phí đầu tư sẽ càng cao. Bởi vậy việc chọn thiết bị phát điện phù hợp ngoài đảm bảo đủ tải thì nó còn giúp chúng ta đầu tư đúng tránh lãng phí.
Nếu bạn chỉ sử dụng các thiết bị cơ bản như đèn, quạt, tivi, một máy phát có công suất nhỏ (1-3 kW) sẽ đủ. Tuy nhiên, nếu cần dùng thêm điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng thì phải cần thiết bị có công suất từ 3 kW đến 6 kW sẽ phù hợp hơn.
2.3. Thương hiệu và chất lượng
Các thương hiệu nổi tiếng như máy phát Honda, Hyundai, Mactool, hoặc Mitsunini thường có giá cao hơn, nhưng đi kèm với đó là độ bền, hiệu suất cao và dịch vụ bảo hành tốt. Mua sản phẩm từ các thương hiệu uy tín sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng và bảo hành trong suốt quá trình sử dụng.
Ngoài 3 yếu tố chính trên thì đôi khi nó còn phụ thuộc vào thời điểm mua hàng, nếu rơi vào thời điểm “sốt” như hè và bị mất điện thường xuyên thì chi phí đầu tư có thể bị tăng cao do cạnh tranh, khan hàng đột ngột.. 3. Cách tính công suất và lựa chọn máy phát điện phù hợp
3.1. Liệt kê công suất các thiết bị điện
Để lựa chọn dòng phát điện phù hợp, bạn cần biết công suất tiêu thụ của từng thiết bị điện trong gia đình. Dưới đây bảng công suất thiết bị cơ bản trong gia đình:
Thiết Bị | Công Suất (W) |
Đèn chiếu sáng | 15-100 |
Tivi LCD 32" | 80 |
Quạt điện | 200 |
Tủ lạnh | 100-500 |
Điều hòa 1 HP | 750 |
Lò vi sóng | 700 |
3.2 Tính tổng công suất và chọn máy phát phù hợp
Sau khi liệt kê công suất của các thiết bị, bạn cần tính tổng công suất tiêu thụ của tất cả các thiết bị trong gia đình và cộng thêm 10-25% dự phòng để đảm bảo máy không bị quá tải.
Ví dụ: Nếu tổng công suất của các thiết bị là 3 kW, bạn nên chọn máy có công suất khoảng 3.3 đến 3.75 kW.
3.3 Lưu ý khi chọn công suất
- Không chọn máy quá nhỏ: Nếu công suất máy quá nhỏ so với nhu cầu sử dụng, máy sẽ phải làm việc quá tải, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
- Không chọn máy quá lớn: Máy công suất quá lớn sẽ gây lãng phí nhiên liệu và chi phí ban đầu cao.
4. Các loại máy phát điện phổ biến cho gia đình
4.1. Máy phát điện chạy xăng
Máy chạy xăng có công suất phổ biến từ 2 kW đến 9 kW, thường được sử dụng cho các gia đình có nhu cầu sử dụng không quá lớn. Ưu điểm của máy chạy xăng là vận hành êm, giá rẻ và dễ bảo dưỡng.
4.2. Máy phát chạy dầu diesel
Máy chạy dầu diesel có công suất từ 3 kW trở lên, phù hợp với các gia đình có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện hoặc khu vực thường xuyên mất điện. Máy chạy dầu có ưu điểm là hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu và tuổi thọ lâu dài.
5. Lời khuyên khi mua máy phát điện gia đình
Khi quyết định mua máy phát cho gia đình, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Xác định rõ nhu cầu sử dụng: Tính toán kỹ lưỡng tổng công suất các thiết bị điện trong gia đình.
- Chọn loại máy phù hợp với tần suất mất điện: Nếu mất điện thường xuyên, máy chạy dầu có thể là lựa chọn tốt hơn.
- Lựa chọn máy có công suất dư: Nên chọn máy có công suất dư từ 10-25% so với nhu cầu thực tế.
- Chọn máy của các thương hiệu uy tín: Đảm bảo chất lượng và dịch vụ bảo hành.
- Tính toán chi phí đầu tư và vận hành: Đầu tư thiết bị phát điện là sự đầu tư lâu dài, hãy cân nhắc chi phí ban đầu và chi phí vận hành.
Giá máy phát điện gia đình dao động từ 5 triệu đồng đến hơn 20 triệu đồng tùy thuộc vào công suất, loại nhiên liệu và thương hiệu. Việc chọn mua máy phát điện cần dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế, công suất tiêu thụ các thiết bị điện và điều kiện sử dụng. Để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí, bạn nên tính toán kỹ lưỡng và chọn mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín.