Tìm hiểu những phát minh về máy chiếu từ trước đến nay
Để có được chiếc máy chiếu kỹ thuật số hiện đại như bây giờ ít ai biết được lịch sử hình thành và phát triển của máy chiếu từ thuở sơ khai của chúng như thế nào. Bài viết này sưu tầm và giới thiệu cho mọi người biết thêm về lịch sử phát triển của máy chiếu.
Chiếc máy chiếu đầu tiên
Vào năm 1420, Johannes de Fontana đã có ý tưởng về một hình ảnh lớn hơn được chiếu lên bề mặt phẳng. ông đã vẽ 1 bức tranh lên một màng mỏng đặt trên một khung kính mờ để ánh sáng từ bên trong có thể xuyên qua được và chiếu lên một bề mặt nhẵn. Và ông đã thành công với ý tưởng của mình khi chiếu bức tranh phát họa về một thầy tu. Tuy nhiên, ông đã không dùng thấu kính để hội tụ ánh sáng nên hình ảnh chiếu ra không rõ nét lắm. mặc dùng vậy, nó đã mở ra con đường cho công nghệ này phát triển.
'
Nối tiếp cho phát minh đầu tiên
Về sau, dựa vào phát minh ban đầu của Johannes de Fontana nhiều nhà phát minh khác trên thế giới cũng tạo ra các kiểu máy chiếu như Pierre Fournier, ở Pháp, năm 1515, Giovanni Battista della Porta người Ý vào năm 1589.
Năm 1645, Học giả Athansius Kircher người Đức đã mô tả và minh họa quá trình phản chiếu ánh sáng mặt trời từ một chiếc gương nhỏ qua thấu kính và xuất hiện trên màn chiếu. Phát minh này vẫn dựa trên cơ sở của chiếc máy chiếu đầu tiên nhưng đã có thêm thấu kính. Đây là chiếc máy chiếu được xem là có khả quan nhất.
Sau đó 1 năm, Kircher đã phát minh và cho ra đời một sản phẩm mang tên là “Đèn chiếu ma thuật” (Magic Lantern), đánh dấu 1 bước đổi mới thực thụ của máy chiếu.
Máy chiếu của Kircher cũng sử dụng ánh sáng chiếu qua một lớp kính mờ và tấm phim slide. Nguồn sáng chỉ đơn giản được lấy từ chiếc đèn dầu nhỏ hoặc lấy ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Kircher đặt những chiếc thấu kính ở giữa nguồn sáng và những tấm phim slide. Thấu kính có tác dụng hội tụ ánh sáng, rồi ánh sáng đó mới đi qua tấm phim sẽ cho hình ảnh rõ hơn. Để minh chứng cho sáng tạo của mình, ông đã thử đặt thấu kính ở giữa tấm phim slide với màn chiếu thì kết quả cho thấy ảnh thu được không rõ nét bằng việc đặt thấu kính ngay trước nguồn sáng và giữa tấm phim slide.
Cùng thời với Kircher, Christian Huygens - Nhà vật lý người Hà Lan được coi như là người phát minh máy chiếu có “triển vọng” nhất thời bấy giờ. Từ tài liệu ghi chép của Huygens thì bản vẽ mô tả nguyên lý hoạt động chi tiết và hoàn hảo về chiếc “đèn chiếu ma thuật” đã có từ năm 1659 với 3 chiếc thấu kính được lắp kèm.
Năm 1663, sản phẩm máy chiếu của Huygens được phổ biến tại một vài thành phố ở châu Âu nhờ Richard Reeves, một nhà kinh doanh thiết bị quang học.
Bước sang thế kỷ 18, cũng có nhiều nhà phát minh tiếp tục để hoàn thiện thêm chiếc máy chiếu nhưng không có bước nhảy nổi bật nào được ghi nhận mạnh mẽ từ công chúng.
Nửa đầu thế kỷ 19, nhà bác học Faraday đã sử dụng thêm thấu kính cùng với bộ lọc màu để lấy ánh sáng chiếu chuẩn bởi nguồn sáng hội tụ quá mạnh. Đây được coi là một bước nhảy cho sự phát triển của máy chiếu trong tương lai.
Vào cuối thế kỷ 19, máy chiếu dần cho những hình ảnh chiếu động (gần như chiếu phim).
Máy chiếu hiện đại ngày nay
Ngày nay, công nghệ phát triển đã chế tạo ra hàng loạt các loại máy chiếu với nhiều kiểu dáng từ lớn đến nhỏ gọn trong lòng bàn tay phục vụi cho chiếu phim hay chieus slide… hỗ trợ đa phương tiện.
Nguyên lý hoặt động của chúng vẫn được kế thừa nhưng thay đổi công nghệ. Có 2 công nghệ được ứng dụng vào máy chiếu là DLP (Digital Light Processing) và LCD (Liquid Crystal Display).
Công nghệ DLP là giải pháp hiển thị kỹ thuật số. Ánh sáng chiếu qua một bánh xe lọc màu đến bộ phận quang học rồi được phản chiếu trên một vi mạch bán dẫn quang học gọi là DMD (Digital micromirror Device), một thiết bị phản chiếu siêu nhỏ để tái tạo lại dữ liệu. Công nghệ này cho hình ảnh tương đồng với dữ liệu gốc, hình ảnh video mịn hơn, chế độ tương phản cao.
Công nghệ LCD bao gồm 3 tấm kính khác nhau cho các tín hiệu đỏ, xanh lục và xanh. Khi ánh sáng đi qua các tấm kính LCD, các ảnh điểm sẽ mở hay đóng để cho hay ngăn ánh sáng đi qua, đây chính là cơ chế điều chỉnh ảnh sáng và cho phép hình ảnh được chiếu trên màn ảnh.
Các tín hiệu thu phát dưới dạng số và Analog phù hợp với mọi nguồn dữ liệu như từ VCR, DVD hay máy tính, điều này giúp cho máy chiếu trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống và công việc của con người.