5 Nguyên Tắc Khi Mua Máy Chà Sàn Cũ
Bạn có từng gặp phải tình huống mua phải một sản phẩm cũ nhưng không như ý muốn? Việc lựa chọn một chiếc máy chà sàn cũ cũng vậy, nếu không cẩn thận, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rắc rối.
Mua máy đánh sàn đã qua sử dụng là một lựa chọn tiết kiệm, nhưng đòi hỏi người mua phải có kiến thức nhất định. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 5 nguyên tắc vàng mua máy chà sàn cũ giúp bạn chọn mua được một chiếc máy thanh lý chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Khi đánh giá một chiếc máy chà sàn, việc kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng tổng thể là bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của máy. Dưới đây là những khía cạnh cần chú ý:
1. Xác định rõ mục đích sử dụng máy chà sàn
Xác định được mục đích sử dụng sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn tối ưu hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là các khía cạnh cần xem xét:
a. Diện tích sàn cần làm sạch
- Phù hợp với công suất máy: Diện tích lớn cần may cha san có công suất mạnh và dung tích bình chứa lớn để làm sạch hiệu quả mà không phải dừng lại để thay nước hoặc hóa chất thường xuyên.
- Kích thước của máy: Chọn kích thước máy phù hợp với không gian. Với những khu vực nhỏ, hẹp, máy có thiết kế nhỏ gọn sẽ dễ dàng di chuyển và vệ sinh hơn.
Đặc biệt đối với máy thanh lý thì cần phải lựa chọn mức công suất cao hơn vì sau thời gian sử dụng công suất cũng sẽ giảm đi so với ban đầu. b. Loại sàn cần làm sạch
Gạch, gỗ, thảm...: Mỗi loại sàn có yêu cầu riêng về bàn chải và hóa chất làm sạch:
- Sàn gạch: Nên sử dụng bàn chải cứng để loại bỏ bụi bẩn cứng đầu.
- Sàn gỗ: Yêu cầu bàn chải mềm để tránh trầy xước, kết hợp với hóa chất an toàn không làm hỏng lớp phủ bề mặt.
- Sàn thảm: Cần bàn chải chuyên dụng để làm sạch sâu sợi vải mà không làm rách hoặc hư hỏng thảm.
- Đa dạng bề mặt: Nếu phải làm sạch nhiều loại sàn khác nhau, bạn nên chọn máy linh hoạt, có thể thay đổi phụ kiện bàn chải và điều chỉnh chế độ làm việc.
c. Tần suất sử dụng
Đa số khi mua máy thanh lý thì tuần suất sử dụng chỉ ở mức tầm trung, không thường xuyên hoặc thậm chí là chỉ sử dụng 1 lần. Còn với nhu cầu sử dụng thường xuyên liên tục thì đòi hỏi máy cũ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Nếu không thì cần phải đầu tư máy mới luôn để đảm bảo hiệu quả công việc.
2. Kiểm tra tổng thể bên ngoài máy chà sàn
- Thiết kế bên ngoài máy: Kiểm tra xem máy có dấu hiệu trầy xước, móp méo hay biến dạng nào không. Những vấn đề này có thể là dấu hiệu của việc máy đã bị va đập mạnh hoặc sử dụng không đúng cách trước đó.
- Động cơ: Khi khởi động máy, cần chú ý lắng nghe âm thanh phát ra từ động cơ. Tiếng động đều, không có âm thanh bất thường (như tiếng rít, tiếng gõ) là dấu hiệu động cơ hoạt động tốt.
- Độ mòn của bàn chải: Bàn chải là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần làm sạch. Kiểm tra kỹ độ mòn của bàn chải, vì bàn chải quá mòn sẽ giảm hiệu quả làm sạch, thậm chí gây trầy xước bề mặt sàn.
- Các bộ phận khác
+ Bánh xe: Bánh xe phải hoạt động linh hoạt, không bị kẹt hoặc mòn quá mức. Bánh xe kém chất lượng có thể làm giảm khả năng di chuyển của máy.
+ Dây điện: Kiểm tra xem dây điện có bị đứt, rách vỏ hay lỏng đầu cắm không, vì điều này có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
+ Ống nước: Đảm bảo ống nước không bị rò rỉ hay tắc nghẽn, vì sự cố này sẽ làm giảm hiệu quả phun nước và hóa chất khi làm việc.
Kiểm tra tình trạng máy một cách chi tiết không chỉ giúp bạn đánh giá chính xác chất lượng của máy mà còn phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trước khi mua hoặc sử dụng. Việc chú trọng vào từng bộ phận cụ thể sẽ đảm bảo bạn lựa chọn được một chiếc máy chà sàn thanh lý nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng và hạn chế chi phí bảo trì sau này.
3. Lựa chọn thương hiệu nên đầu tư
- Ưu tiên thương hiệu uy tín: Càng là dòng máy cũ thì càng phải lựa chọn những sản phẩm thanh lý từ các thương hiệu nổi tiếng. Bởi các thương hiệu nổi tiếng thường có độ bền cao, hiệu suất làm việc ổn định và đặc biệt dễ dàng hơn trong việc mua phụ tùng thay thế.
- Tham khảo, nghiên cứu ý kiến người dùng: Trước khi quyết định, hãy tìm đọc đánh giá từ những người đã sử dụng sản phẩm. Ý kiến thực tế này cung cấp góc nhìn chính xác hơn về chất lượng, ưu điểm và nhược điểm của các dòng máy mà chúng ta đang quan tâm.
4. Thương lượng chi phí đầu tư
- So sánh giá từ nhiều nguồn: Để tránh bị mua với giá quá cao, bạn nên khảo sát giá cả từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau. Có thể không cùng dòng máy nhưng sẽ có những chỗ thanh lý máy còn mới hoặc có chỗ thanh lý máy với chế độ bảo hành tốt hơn.
- Mặc cả để có giá tốt: Trong trường hợp giá chưa phù hợp với ngân sách, bạn nên thương lượng với người bán. Bởi vì máy cũ thì mức giá là vô vàn sẽ không có một mức giá nào cố định như máy mới.
5. Chính sách bảo hành sau khi mua
Hiện có khá nhiều đơn vị cung cấp và phân phối các dòng máy chà sàn cũ đã qua sử dụng. Nên chúng ta cần phải có sự so sánh kĩ lưỡng đặc biệt là chính sách bảo hành. Càng không biết chọn máy móc thì càng phải tìm đến đơn vị có chính sách bảo hành bởi nó như một lời khẳng định về chất lượng và khả năng hỗ trợ kĩ thuật sau này.
Nhìn chung chỉ cần bám sát đúng 5 tiêu chí trên thì dù một người không có kinh nghiệm thì cũng vẫn có khả năng lựa chọn được dòng máy chà sàn thanh lý phù hợp.