5 Yếu Tố Khiến Máy Đo Độ Ph Cho Kết Quả Sai
Máy đo độ pH là thiết bị được thiết kế thông minh với tính năng là giúp người sử dụng xác định được nồng độ pH trong khoảng thời gian ngắn nhất và đảm bảo kết quả chính xác nhất. Chính vì vậy mà thiết bị này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là trong trồng cây và phát triển thủy hải sản.
Mặc dù Máy đo độ pH là thiết bị dễ sử dụng nhưng trong quá trình dùng vẫn còn nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Dưới bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn “5 Yếu Tố Khiến Máy Đo Độ Ph Cho Kết Quả Sai” mà người dùng cần hiểu rõ trong quá trình sử dụng sản phẩm. 1. Nhiệt độ của mẫu đo
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình đo pH và sự thay đổi của nhiệt độ cũng sẽ góp phần làm thay đổi pH. Với dòng sản phẩm máy đo ph không có chức năng bù nhiệt thì chắc chắn kết quả đo sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, để đảm bảo được kết quả đo độ ph của các mẫu đạt kết quả chính xác nhất thì người dùng cần sử dụng loại máy đo pH có chức năng tự động bù lại nhiệt độ. Nguyên lý hoạt động của máy đo pH trong quá trình bù nhiệt là dựa đầu dò nhiệt độ của đồng hồ, được nhúng trong mẫu cùng với điện cực để từ đó có thể xác định được nhiệt độ của mẫu.
Ngoài ra, tín hiệu điện áp khi khách hàng đo bằng máy đo pH cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong điều kiện nhiệt độ thay đổi, ta cần phải thêm cảm biến nhiệt độ vào máy đo pH để đảm bảo độ chính xác nhất.
2. Điện cực của máy đo pH
Có thể nói, điện cực là một trong những bộ phận quan trọng của máy đo Ph vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Điện cực được thiết kế mỏng và người dùng phải hết sức cẩn thận trong quá trình sử dụng. Các điện cực bẩn hoặc bị trầy xước, nứt chắc chắn sẽ cho kết quả không đáng tin cậy.
Không bao giờ để điện cực trong tình trạng khô và nên bảo quản trong các dung dịch đặc biệt. Sau khi sử dụng xong thì cần rửa sạch điện cực với nước cất sau khi sử dụng và giữa các mẫu, bộ đệm.
3. Màng thủy tinh của máy đo pH
Điện cực pH thường được làm bằng thủy tinh và lớp màng thủy tinh thường rất khó để bảo quản. Khi mà màng thủy tinh tiếp xúc với nhiều hợp chất, chất ô nhiễm sẽ làm cho về mặt này không thể tiếp cận với dung dịch đo. Vì vậy, mà kết quả đo sẽ không được chính xác và thậm chí là thực hiện được phép đo.
Khi sử dụng xong, màng thủy tinh của thiết bị đo pH nên được làm sạch thường xuyên bằng axit loãng hoặc sử dụng dung dịch làm sạch. 4. Màng ngăn điện cực trong máy đo pH
Điện cực pH cấu tạo bao gồm màng ngăn, miếng xốp, vòng Teflon và một lỗ nhỏ. Màng ngăn có chức năng là ngăn chặn sự rò rỉ chất điện giải. Chính vì vậy, sự tắc nghẽn của các hợp chất hòa tan là nguy cơ dẫn đến việc xác định chỉ số pH kém hiệu quả.
5. Hiệu chuẩn máy đo pH
Trước khi tiến hành đo máy đo Ph thì người dùng cần phải hiệu chuẩn các máy đo pH để đảm bảo máy sẽ đo được kết quả chính xác nhất. Việc hiệu chuẩn máy đo PH sẽ giúp thay đổi tính năng, đặc điểm của điện cực, tạo độ chính xác, giảm trôi.
Công việc hiệu chuẩn sẽ được thực hiện bằng cách đo các dung dịch đệm khác nhau với giá trị chuẩn đã được xác định rõ từ trước. Sau đó, tiếp tục điều chỉnh đồng hồ đo pH dựa vào độ lệch từ độ pH đã biết của bộ đệm.
Trên đây là một số yếu tố làm ảnh hưởng và khiến may do do pH cho kết quả đo sai. Khách hàng cần tìm hiểu, sử dụng và bảo quản các bộ phận trong máy đo pH đúng cách để mang lại kết quả đo chính xác nhất cũng như nâng cao được tuổi thọ bền lâu cho máy.