Các cách phân loại máy đọc mã vạch bạn nên biết
Ngày nay với trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại nhiều doanh nghiệp hay cơ quan có những cách lựa chọn mua những loại máy đọc mã vach khác nhau Với mỗi một lĩnh vực mỗi một đặc thù kinh doanh thì cần một loại máy đọc mã vạch nhất định.Vì vậy việc lựa chọn một máy đọc mã vạch phù hợp cho mình cũng là điều mà quý vị cần phải tìm hiểu. bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị cách phân loại máy đọc mã vạch tốt nhất phù hợp nhất.
Phân loại máy đọc mã vạch theo công dụng
1/ Linear Barcode Scanner (Máy quét barcode tuyến tính hay 1-D):
Quét được các loại barcode 1-D thông dụng và 1 số không thông dụng. Thường đây là loại barcode cầm tay (handheld scanner) phát ra tia sáng thẳng nằm ngang. Linear Scanner quét được bao nhiêu loại barcode 1-D cần phải tra cứu ở sách hướng dẫn sử dụng, điều này có nghĩa là có 1 số loại ký hiệu barcode 1-D mà máy không quét được.Máy đọc mã vạch Argox-9500
2/ 2-D Barcode Scanner (máy quét barcode 2-D):
Còn gọi là Barcode Imager là loại máy quét mã vạch hay máy đọc mã vạch 2-D như PDF-417, Data Matrix, MaxiCode, v.v... và lẽ dĩ nhiên cũng có thể đọc được các loại mã vạch 1 chiều. Barcode Imager có thể là loại cầm tay hoặc để bàn như trong siêu thị thường dùng.
>>>Có thể bạn quan tâm:Tìm hiểu và phân loại máy in hóa đơn
Phân loại máy đọc mã vạch theo cổng giao tiếp
Có 3 loại cổng giao tiếp mà máy quét mã vạch thường sử dụng:
1. Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng Keyboard (còn gọi là Keyboard Wedge):
Với cổng giao tiếp này, khi kết nối với máy tính, ta phải rút dây bàn phím ra khỏi máy tính. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner (hình bên cạnh).
2. Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng RS-232 (còn gọi là cổng COM- cổng con chuột)
Lưu ý máy quét mã vạch sử dụng giao diện RS-232 thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt để kèm theo máy để setup và quét mã vạch.
3. Máy đọc mã vạch dùng cổng USB
Tương tự như dùng cổng Keyboard, máy quét mã vạch dùng cổng USB không cần dùng nguồn điện phụ trợ 5VDC từ bên ngoài, mà nguồn điện này được lấy trực tiếp từ cổng nối USB với cường độ dòng điện lên đến 500mA. Phân loại theo cấu tạo
Tùy theo môi trường sử dụng và cách thức sử dụng mà các nhà chế tạo ra máy quét barcode có nhiều chủng loại barcode scanner khác nhau như dạng cầm tay, dạng để bàn, dạng không dây, dạng đũa, dạng đọc thẻ mã vạch, dạng kéo thẻ v.v... Dưới đây là 1 số dạng scanner thông dụng:
1. Máy đọc mã vạch Dạng cầm tay (Handheld Scanner):
Dạng cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhà sách, dùng để kiểm tra khi in mã vạch. Dạng cầm tay có 2 dạng là CCD scanner và Laser scanner và thường là loại tuyến tính.
2. Máy đọc mã vạch Dạng để quầy hay để bàn (In-counter Scanner):
Dạng để bàn là loại 2-D barcode scanner sử dụng chùm tia sáng laser quét với tốc độ rất cao, có thể quét lên đến tốc độ 2000 scans/second. Với tốc độ này, máy quét rất nhạy và có thể quét được các loại mã vạch kém chất lượng.
3. Máy đọc mã vạch Dạng Desktop (Desktop scanner):
Là loại scanner nhỏ gọn được kết nối thường xuyên với máy vi tính giống như là 1 thiết bị ngoại vi. Dạng Desktop chỉ quét được barcode 1-D, được dùng cho các công việc văn phòng, các cơ quan hành chánh có yeu cầu quét mã vạch trên giấy tờ tài liệu.
Máy đọc mã vạch
4. Máy đọc mã vạch Dạng đọc thẻ, coupon, tài liệu:
Là loại máy quét 2-D sử dụng chùm tia laser và có tầm quét xa và rộng. Tốc độ quét của loại này lên đến trên 1000 scans/second. Dạng máy quét dùng để đọc thẻ, phiếu, tài liệu có hình thức rất đa dạng. v.v...
Nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị siêu thị: đọc mã, in hóa đơn, tính tiền, máy in mã vạch giá rẻ,.. xin mời tới siêu thị Hải Minh chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chính hãng chất lượng cao.