Hồ Chí Minh 0932196898 Hà Nội 0918486458 Đà Nẵng 0962986450 Hải Phòng 0868227775 Thanh Hóa 0963040460 Vinh 0969581266 Cần Thơ 0938704139
Giờ làm việc: 08h-17h (từ thứ 2 - thứ 7)
Máy phát điện là thiết bị hữu ích cung cấp điện cho các thiết bị điện trong thời gian mất điện hay ở những nơi không có hệ thống điện lưới, nhằm không làm gián đoạn công việc của bạn. Vậy máy phát điện đã tạo ra điện năng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết sau:
Máy phát điện không tự tạo ra năng lượng:
Máy phát điện chuyển đổi năng lượng cơ học thu được từ một nguồn nhiên liệu được nạp vào để biến đối thành điện năng.
Một máy phát điện không thực sự “tạo” ra năng lượng điện mà nó sử dụng năng lượng cơ khí được cung cấp để khiến các trường điện từ có trong các cuộn dây của động cơ hoạt động thông qua một mạch điện bên ngoài.
Các máy phát điện hiện đại ngày nay hoạt động trên nguyên tắc cảm ứng điện từ: Tức là như một sợi dây có chứa điện tích, trong một từ trường, các dòng chảy trên các điện tích được gây ra bằng cách di chuyển một vật dẫn điện. Qúa trình này tạo ra một sự chênh lệch điện áp giữa hai đầu của dây điện hoặc dây dẫn điện, từ đó tạo ra dòng điện.
Cấu tạo chính của máy phát điện:
Động cơ của máy phát điện:là nguồn năng lượng cơ khi đầu vào quan trọng để tạo ra điện. Kích thước của của động cơ là tỉ lệ thuận với sản lượng điện tối đa các máy phát điện có thể cung cấp. Động cơ nhỏ hơn thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy bằng dầu diezen, propan lỏng, khí propane, hoặc khí thiên nhiên. Một số động cơ cũng có thể hoạt động với hai nguồn nhiên liệu của động cơ diesel và khí đốt.
Một số yêu cầu kĩ thuật đối với động cơ máy phát điện gia đìnhcũng như trong công nghiệp sản xuất hiện nay như: Thiết kế động cơ nhỏ gọn tiện lợi; Cơ chế hoạt động của động cơ phải đơn giản; Động cơ hoạt động bền lâu; Tiện lợi cho người sử dụng trong mọi thao tác; Độ ồn nhỏ nhất; Lượng khí thỉa thải ra ít nhất.
Bộ phận phát điện:là một bộ phận quan trọng của các máy phát điện để tạo ra điện từ ở các đầu vào cơ khí. Nó chứa các bộ phận cố định được lắp ráp với nhau để cùng làm việc nhằm gây ra chuyển động tương đối giữa từ trường và điện, cuối cùng tạo ra điện.
Hệ thống nhiên liệu:Hệ thống chứa nhiên liệu phải đảm bảo cho máy phát điện hoạt động từ 6 đến 8 giờ.
Với máy phát điện nhỏ, thùng chứa nhiên liệu được lắp trên khung máy phát điện. với các máy lớn như để phục vụ trong công nghiệp thì thùng chứa nhiên liệu được làm riêng bên ngoài.
Hệ thống chứa nhiên liệu gồm: Kết nối ống từ bể nhiên liệu cho động cơ; Ống thông gió cho bình xăng; Kết nối từ bồn chứa nhiên liệu đến đường ống cống; Bơm nhiên liệu; Lọc nhiên liệu.
Hình ảnh: Cấu tạo của máy phát điện
Hệ thống điều chỉnh điện áp:Đây là bộ phận điều chỉnh điện áp của máy phát điện.
Khi các máy phát điện đạt công suất vận hành ổn định, hệ thống điều chỉnh điện áp sẽ điều chỉnh mức điện áp ở trạng thái cân bằng và chỉ sản xuất đủ điện áp để duy trì sản lượng của máy phát điện.
Hệ thống làm lạnh:giúp làm mát hệ thống khi máy phát điện hoạt động khiên máy nóng lên. Hệ thống làm lạnh sẽ loại bỏ nhiệt từ các máy phát điện và chuyển nó qua một bộ trao đổi nhiệt vào mạch làm mát thứ cấp.
Khí thải phát ra ở máy phát điện chạy xăng hay dầu diesel sẽ chứa các chất độc hại vì vậy việc lắp đặt hệ thống ống xả để xử lý các chất khí thải là rất cần thiết.
Hệ thống bôi trơn:Động cơ của máy phát điện được bôi trơn bằng dầu được lưu trữ trong một máy bơm.
Pin sạc của máy phát điện
Màn hình hiển thị:Là giao diện giữa người sử dụng và máy phát điện để theo dõi các thông số khi máy phát điện hoạt động.
Khung của máy phát điện:Làm giá đỡ cho các bộ phận của máy phát điện, khug cho phép máy phát điện nối đất an toàn.
Xem thêm: Nguyên tắc khi vận hành máy phát điện