Phân Loại Máy Chà Sàn - Cách Lựa Chọn Phù Hợp
Trong bối cảnh nhu cầu làm sạch sàn nhà ngày càng cao, đặc biệt tại các khu vực có lưu lượng người qua lại lớn, việc lựa chọn một chiếc máy chà sàn phù hợp trở thành yếu tố then chốt để duy trì không gian luôn sạch sẽ, chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, thị trường máy đánh sàn hiện nay vô cùng đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Vì thế, việc phân loại và hiểu rõ từng loại máy sẽ giúp bạn chọn được thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và điều kiện vệ sinh cụ thể.
Hãy cùng khám phá các loại máy chà sàn phổ biến và tiêu chí quan trọng để lựa chọn được sản phẩm tối ưu! 1. Máy chà sàn là gì?
Là thiết bị vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh các loại sàn như sàn gạch, sàn đá hoa, sàn gỗ, sàn epoxy...với các loại vết bẩn như dầu mỡ, vết ố vàng, hóa chất, bụi bẩn bám chặt bề mặt sàn.
Và tùy từng bề mặt sàn và các vết bẩn đặc biệt là nhu cầu của khách hàng mà sẽ có những loại máy chuyên dụng khác nhau.
Hiện nay, phân theo chức năng của máy thì dòng chà sàn này được phân làm 3 loại chính đó là chà sàn đơn, chà sàn liên hợp và chà sàn ngồi lái.
Vậy ưu nhược điểm của từng loại là gì? Khi nào nên đầu tư máy đánh sàn đơn, liên hợp hay ngồi lái?
2. Ưu nhược điểm máy chà sàn đơn
a. Ưu điểm của máy đánh sàn đơn
Là dòng máy sở hữu duy nhất 1 chức năng “chà” có thể là chà sàn, chà thảm hoặc đánh bóng sàn. Thiết kế thông minh, nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển, giúp cho người sử dụng thao tác nhanh chóng, hiệu quả mà không tốn nhiều công sức.
Với chức năng này máy có thể phù hợp cho các gia đình, văn phòng, siêu thị, hay các công ty dịch vụ vệ sinh.
Hiện nay, dòng máy này với xuất xứ đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Trung Quốc...Cũng chính vì vậy mà các sản phẩm thiết bị vệ sinh này có chất lượng vượt trội, đáp ứng tốt nhiều nhu cầu tại Việt Nam.
b. Nhược điểm máy chà sàn đơn
Máy chỉ có chức năng chà sàn không có chức năng hút bụi bẩn nước sau khi chà nên khi chà xong thì cần phải có thêm 1 thao khác đó là lau sàn. Có thể lau sàn thủ công hoặc là kết hợp với máy hút bụi công nghiệp để hiệu quả cao nhất.
2. Ưu nhược điểm máy đánh sàn liên hợp
a. Ưu điểm máy đánh sàn liên hợp
Liên hợp nghĩa là kết hợp chức năng chà và chức năng hút bụi khô nước mà ở dòng chà sàn đơn không có.
Máy liên hợp thì có khả năng làm việc hiệu quả cao hơn, giúp rút ngắn đáng kể thời gian vệ sinh so với phương pháp truyền thống. Nhờ vậy, thiết bị này góp phần tiết kiệm chi phí vận hành và giảm thiểu nhu cầu về nhân công, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho doanh nghiệp.
Máy được trang bị hai bình chứa riêng biệt: một bình chứa nước sạch và một bình chứa nước bẩn. Thiết kế này giúp người dùng dễ dàng thêm nước sạch khi cần và đổ nước bẩn một cách nhanh chóng, đảm bảo quá trình làm sạch luôn tiện lợi và hiệu quả, không gây gián đoạn.
Với dòng liên hợp này có 2 sự lựa chọn cho người dùng đó là sử dụng chà sàn chạy điện hoặc sử dụng acquy với những nơi bị hạn chế về nguồn điện.
b. Nhược điểm máy lau sàn liên hợp
- Thiết kế lớn và cồng kềnh: Chỉ phù hợp với các khu vực có diện tích lớn, dễ di chuyển.
- Chi phí đầu tư cao khoảng từ 20 triệu đồng trở lên
3. Ưu nhược điểm máy chà sàn ngồi lái
a. Ưu điểm máy lau sàn ngồi lái
Có lẽ đây là một dòng máy thông minh và hiện đại nhất so với 2 dòng máy chà sàn trên nhờ hệ thống ngồi lái tiên tiến.
- Máy được thiết kế giống như 1 chiếc xe ô tô thu gọn với khả năng chà sàn và thu gom bụi bẩn một cách nhanh chóng.
- Người dùng có thể ngồi lái điều khiển máy một cách linh hoạt và cực kì hiệu quả trong các không gian như nhà xưởng, sân bay, bệnh viện, khách sạn với diện tích lên đến vài nghìn m2.
b. Nhược điểm của máy đánh sàn ngồi lái
Dĩ nhiên hiện đại thì chi phí đầu tư cần bỏ ra cũng tương đối cao thông thường từ 70 triệu đồng trở lên.
Sử dụng acquy để vận hành nên sẽ bị phụ thuộc vào acquy khi muốn vệ sinh thường xuyên, liên tục.
4. Cách lựa chọn máy chà sàn phù hợp
Tiêu chí | Chà sàn liên hợp 2 chức năng | Chà sàn đơn 1 chức năng |
Chức năng | Kết hợp đa chức năng: chà sàn và hút bụi cùng lúc | Chỉ thực hiện một chức năng là chà sàn |
Thiết kế | Thiết kế nhỏ gọn, cồng kềnh, dễ di chuyển và vận hành | Kích thước nhỏ gọn nhưng động cơ chà lớn và nặng |
Sử dụng | Kết hợp nhiều chức năng trong một thao tác | Chỉ có chức năng chà sàn, không tích hợp hút bụi |
Giá thành | Giá cao hơn nhiều lần, dao động từ 30 - 100 triệu đồng, gồm các động cơ hút, động cơ chà, động cơ trợ lực (tùy loại) và công nghệ điện tử tiên tiến | Giá thành rẻ hơn, khoảng 10 triệu đồng; có động cơ chà cơ bản, thao tác vận hành đơn giản. |
Ứng dụng | Thích hợp cho vệ sinh công nghiệp diện tích lớn như nhà xưởng, bệnh viện, trường học, siêu thị, trung tâm thương mại. | Thích hợp cho các dịch vụ vệ sinh công nghiệp quy mô vừa và nhỏ như giặt thảm, giặt ghế văn phòng, làm sạch các góc hẹp; phù hợp với bệnh viện, trường học... với độ ma sát cao khi dùng thêm tạ. |
Nguồn điện | Có thể sử dụng nguồn điện 220V hoặc bình ắc quy | Sử dụng nguồn điện 220V, không có phiên bản dùng bình ắc quy |
Các tính năng bổ sung | Vệ sinh, bảo trì sàn, và đánh bóng sàn | Đánh bóng và phục hồi sàn gạch, sàn đá (marble, granite), giặt thảm. |
Dựa vào các tiêu chí trên chắc hẳn bạn đã biết nên đầu tư chà sàn đơn hay liên hợp rồi chứ. Còn đối với các dòng máy chà sàn ngồi lái thì thuộc tầm phân khúc nhà xưởng quy mô lớn thì chắc chắn cần phải có sự xem xét kĩ lưỡng giữa các thương hiệu và đơn vị cung cấp.
Hi vọng những thông tin trên giúp Quý khách hàng có thể tham khảo và đưa ra cho mình sự lựa chọn sáng suốt nhất.