Tủ ATS Máy Phát Điện – Tổng Hợp Những Điều Cần Biết
Chắc hẳn bạn chưa biết, tại các khu công nghiệp, khu chung cư hay nhà máy quy mô lớn thì hệ thống tủ điện ATS cho thiết bị phát điện là một phần không thể thiếu. Khi xảy ra sự cố mất điện, tủ ATS sẽ tự động khởi động máy phát và truyền tải dòng điện để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. Vậy thực hư chi tiết về tủ ATS máy phát điện là như nào? Cùng Siêu thị Hải Minh khám phá kĩ hơn ngay sau đây nhé!
1. Tủ ATS máy phát điện là gì?
ATS là viết tắt của cụm từ Automatic Transfer Switch - Là thiết bị chuyển đổi nguồn điện tự động giữa nguồn điện chính (thường là điện lưới) và nguồn dự phòng (máy phát điện).
Khi nguồn điện chính gặp sự cố hoặc mất điện, tủ ATS sẽ tự động chuyển tải sang thiết bị phát điện để duy trì nguồn điện liên tục. Khi nguồn điện chính được khôi phục, tủ ATS sẽ tự động chuyển tải trở lại nguồn chính và dừng hoạt động của thiết bị phát điện.
2. Tính năng chính của tủ điện ATS
- Chuyển đổi nguồn tự động: Khi điện lưới mất tủ điện ATS sẽ tự động chuyển đổi qua hệ thống nguồn điện dự phòng giúp hệ thống điện đảm bảo vẫn hoạt động liên tục không gây ảnh hưởng đến sản xuất và hạn chế hư hỏng do gián đoạn điện năng.
- Thời gian chuyển đổi nhanh: ATS tự động chuyển đổi sang nguồn dự phòng chỉ trong 5-30 giây để đảm bảo nguồn điện ổn định. Khi điện lưới phục hồi, hệ thống ATS sẽ chờ khoảng 10-30 giây để xác định và tự động chuyển lại sang điện lưới.
- Chế độ vận hành: Tủ ATS có hai chế độ vận hành: tự động hoặc bằng tay. Mặt trước của tủ có các nút bấm để điều chỉnh thời gian chuyển mạch và màn hình LCD để theo dõi hoạt động của tủ và tình trạng nguồn điện.
- Kết nối và an toàn: Tủ ATS có cổng truyền thông để kết nối với máy tính, thuận tiện trong việc điều chỉnh các thông số khi cần thiết. Các thiết bị đóng cắt như ACB/MCCB được liên kết với nhau đảm bảo vận hành an toàn và cung cấp điện liên tục cho các phụ tải quan trọng.
3. Nguyên lý và cấu tạo tủ ATS
a. Cấu tạo tủ ATS máy phát điện
- Vỏ tủ: Được làm bằng kim loại như thép hoặc nhôm, có khả năng chống gỉ và ăn mòn. Kích thước của vỏ tủ phụ thuộc vào nhu cầu và công suất sử dụng.
- Chế độ vận hành: Có thể hoạt động tự động hoặc bằng tay.
- Bộ điều khiển: Điều khiển thiết bị chuyển đổi giữa các nguồn điện.
- Hệ thống thanh cái đồng: Kết nối và phân phối điện năng từ các nguồn đến các mạch và thiết bị khác nhau.
- Các nút ấn, hệ thống đèn, màn hình LCD: Hỗ trợ vận hành linh hoạt các chế độ hoạt động.
- Chức năng giám sát và điều khiển từ xa: Giúp theo dõi và điều chỉnh tủ điện ATS một cách dễ dàng.
b. Nguyên lý hoạt động tủ ATS
Tủ ATS được ưa chuộng nhờ khả năng chuyển đổi nhanh chóng giữa nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng. Nguyên lý làm việc của tủ ATS như sau:
- Đầu vào và đầu ra: Tủ ATS có hai đầu vào (nguồn điện dự phòng và nguồn điện lưới) và một đầu ra. Khi gặp sự cố hoặc mất điện, hệ thống sẽ tự động khởi động máy phát hoặc bật bằng tay nếu cần thiết, để cung cấp điện liên tục cho các thiết bị và máy móc.
- Chuyển mạch an toàn: Quá trình chuyển mạch của tủ ATS tương tự các thiết bị chuyển mạch khác nhưng an toàn hơn, giúp bảo vệ các máy móc và thiết bị hoạt động ổn định. Bảo vệ tăng áp được khuyến khích sử dụng cho các thiết bị cuối của ATS.
- Khởi động và chuyển tải: Khi nguồn điện chính gặp sự cố, tủ ATS sẽ gửi tín hiệu để khởi động nguồn điện dự phòng ngay lập tức. Sau khi máy phát sẵn sàng, tủ ATS sẽ tự động chuyển tải từ nguồn điện chính sang nguồn dự phòng một cách nhanh chóng và mượt mà.
- Phục hồi và chuyển tải lại: Khi nguồn điện chính được phục hồi, tủ ATS sẽ nhận biết và chuyển tải trở lại nguồn điện chính, sau đó dừng phát điện, đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra an toàn và ổn định.
4. Phân loại tủ ATS máy phát điện công nghiệp
a. Phân loại nguồn kết nối chính và nguồn dự phòng:
- Tủ ATS chuyển đổi 2 nguồn: Kết nối 1 nguồn điện lưới và 1 nguồn điện dự phòng. Loại này phổ biến trong các chung cư và nhà máy sản xuất.- Tủ ATS chuyển đổi 3 nguồn: Kết nối 2 nguồn điện lưới và 1 nguồn điện dự phòng. Thường được sử dụng trong các nhà máy công nghiệp lớn vì có thể luân phiên sử dụng hai nguồn điện lưới độc lập khi bảo trì.- Tủ ATS chuyển đổi 3 nguồn (khác): Kết nối 1 nguồn điện lưới và 2 nguồn điện dự phòng.b. Phân loại theo cấu tạo
- Dòng tủ ATS khởi động từ: Công suất từ 100A, 200A, 250A, đến 400A. Loại này chủ yếu dùng khởi động từ.- Dòng tủ ATS công suất lớn: Công suất từ 800A đến hàng ngàn Ampe, sử dụng máy cắt khí, đảm bảo độ bền cao hơn.c. Một số cách phân loại khác:
Ngoài các cách phân loại chính trên, tủ ATS máy phát điện còn được phân loại theo các tiêu chí sau:*** Theo trạng thái của tủ:Tủ ATS ON - ONTủ ATS ON - OFF - ON*** Theo số pha:Tủ ATS 2 phaTủ ATS 3 phaTủ ATS 4 pha5. Chọn hệ thống tủ ATS như nào cho phù hợp
Tủ điện ATS mang lại nhiều lợi ích cho quá trình vận hành tại các doanh nghiệp và nhà máy, giúp đảm bảo nguồn điện không bị gián đoạn. Hệ thống này ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để chọn tủ ATS phù hợp, cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Xác định công suất trạm biến áp: Lựa chọn tủ ATS dựa trên công suất của trạm biến áp mà doanh nghiệp sử dụng.- Tính toán khu vực ưu tiên sử dụng điện: Dựa vào công suất máy phát điện để xác định các khu vực cần ưu tiên cung cấp điện.- Vị trí lắp đặt: Xem xét các yếu tố như môi trường, nhiệt độ, và vị trí lắp đặt hệ thống.- Kết nối với hệ thống kiểm soát: Tủ ATS cần được kết nối với hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp, có khả năng tự động báo cáo thông tin theo lịch trình hoặc đóng cắt mạch điện khi cần thiết.Nhưng bên cạnh đó, cũng đừng quên nhận sự tư vấn từ đơn vị bán hàng và lựa chọn cho mình đơn vị có khả năng lắp đặt, đảm bảo an toàn cho cả hệ thống điện.Nhìn chung, có thể thấy tủ ATS là một phần quan trọng trong các hệ thống điện và càng ngày càng phổ biến cần thiết trong các khu công nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về dòng sản phẩm này và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.