Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của máy quét mã vạch
Mã vạch là một dãy các vạch xen kẽ các khoảng trống song song với kích thước khác nhau được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số của sản phẩm dưới dạng máy quét có thể đọc được. Từ cách đây rất lâu, để quản lý hàng hóa trong phạm vi lớn người ta đã phát mình ra cách dùng mã vạch để nhận dạng sản phẩm. Trải qua nhiều năm các loại mã vạch cũng trở nên đa dạng hơn, phụ thuộc vào các dạng thông tin cần mã hóa cũng như nhu cầu sử dụng. Nhưng nếu dùng mắt thường để đọc và nhớ được từng mã vạch thì là điều không thể, chính vì thế cùng với sự ra đời của mã vạch là máy đọc mã vạch. Máy đọc mã vạch có cấu tạo như thế nào và hoạt động ra sao? Hôm nay siêu thị điện máy Hải Minh sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết cấu tạo và nguyên lý cơ bản của máy quét mã vạch
Máy đọc mã vạchMáy quét mã vạch gồm 3 thành phần:
- Bộ phận quét barcode:bộ phận này phát ra 1 chùm tia sáng vào ký hiệu mã vạch để lấy thông tin. Tùy theo công nghệ chế tạo người ta sẽ chia làm 2 loại barcode scanner:
Loại CCD Scanner: gồm 1 dãy đèn LED được sắp xếp sao cho các tia sáng phát ra tạo thành 1 vệt sáng thẳng theo chiều ngang cắt ngang qua bề mặt của mã vạch. Ánh sáng phản xạ thu được bởi CCD Scanner dùng để chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu thật.
Xem thêm:Sử dụng máy quét mã vạch với thẻ bảo hiểm y tế
- Loại Laser Scanner: bao gồm 1 mắt đọc phát ra một tia laser đỏ, sau đó người ta dùng kính phản xạ để tạo thành vệt sáng cắt ngang qua bề mặt của mã vạch
2. Bộ phận truyền tín hiệu: phát ra các xung điện tượng trưng cho các vạch và các khoảng trống thu được từ bộ phận quét. Thường bộ phận quét và bộ phận truyền được tích hợp trên cùng 1 board mạch.
3. Bộ phận giải mã (Decoder): nhận tín hiệu xung điện từ bộ phận truyền và giải mã theo dạng thức của loại barcode được lập trình sẵn trong bộ nhớ. Nếu giải mã thành công, 1 tiếng kêu "bíp" sẽ phát ra và tín hiệu được giải mã sẽ xuất hiện trên màn hình của phần mềm quản lý bán hàng đang sử dụng.Nguyên lý hoạt động của 1 máy quét mã vạch :
Nguyên lý hoạt động của 1 máy quét mã vạch Các máy quét barcode bắn ra 1 chùm tia sáng, thường là màu đỏ. Nếu nó rơi vào 1 vùng sáng, thì 1 con số zero sẽ được đọc. Còn nếu nó rơi vào 1 vùng tối, thì máy sẽ nhận dạng là con số 1. Như vậy, việc quét barcode sẽ phát ra 1 chuỗi gồm những con số zero và 1.
Chuỗi này sẽ tượng trưng cho các ký tự hoặc ký số đã được mã hoá và được truyền vào bộ giải mã. Bộ giải mã có thể là phần cứng có Firmware, hoặc cũng có thể là phần mềm được cài vào máy tính. Khi chuỗi zero và 1 đưa vào bộ giải mã được nhận dạng là 1 loại barcode nào đó, thì nó sẽ được biên dịch thành mã số ban đầu và 1 tiếng "bíp" sẽ báo hiệu. Còn bằng ngược lại thì máy sẽ không báo hiệu gì cả và không có mã số nào được hiển thị vì tín hiệu thu được không nằm trong các loại barcode được lập trình sẵn trong Firmware của phần cứng hoặc trong Software của phần mềm.
Máy đọc mã vạch phổ biến trên thị trường hiện nay
Thông thường hầu hết các loại barcode scanner có mặt trên thị trường đều có sẵn bộ giải mã bên trong và ta không cần phải lập trình để giải mã barcode.
Đặc điểm của scanner là các vạch càng cao thì góc quét càng lớn và khả năng máy đọc mã vạch càng cao. Vạch càng thấp thì chùm tia sáng đập vào nó càng ít và khả năng đọc mã vạch càng thấp.
Như vậy, trong nguyên lý hoạt động của máy quét barcode quang học, ta thấy rằng khi 1 máy quét barcode còn tốt không đọc được 1 loại barcode nào đó thì điều này có nghĩa là máy vẫn đọc được tín hiệu, nhưng không giải mã được vì chuỗi (0, 1) thu được không nằm trong bất kỳ loại barcode nào có sẵn trong máy.
Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của máy đọc mã vạch. Nếu bạn đang có nhu cầu mua đầu quét mã vạch, hãy liên hệ ngay với siêu thị điện máy Hải Minh nhé!