Tư vấn Bán hàng

Hồ Chí Minh 0932196898 Hà Nội 0918486458 Đà Nẵng 0962986450 Hải Phòng 0868227775 Thanh Hóa 0963040460 Vinh 0969581266 Cần Thơ 0938704139

Giờ làm việc: 08h-17h (từ thứ 2 - thứ 7)

Có những cách kiểm tra độ ph nào? Máy đo pH đất nào tốt

Với những hướng dẫn cực kì chi tiết ngay sau đây của chúng tôi sẽ giúp cho bất cứ ai cũng có thể thực hiện việc đo pH đất một cách dễ dàng kể cả những người lần đầu sử dụng.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu điều cơ bản độ pH là gì? Những yếu tốt ảnh hưởng tới độ pH và cải tạo lại chúng. Tiếp theo mình sẽ đưa ra những phương pháp kiểm tra độ pH đất khác nhau để chọn được công cụ phù hợp đáp ứng đúng yêu cầu và cho kết quả chính xác nhất.
Hãy bắt đầu với các điều cơ bản trong phương pháp đo độ pH của đất nhé!

Kiểm tra độ pH như nào - Các dòng máy đo độ ph đất hiện nay

>>> Bài viết liên quan: 5 điều bạn cần phải xem xét trước khi mua thiết bị đo pH

Đất trồng? Và độ pH của đất?

Đất là bề mặt lớp hoạt động sinh học của vỏ Trái Đất, định hình bởi quá trình hình thành đất. Cho dù chúng ta ở đâu thì đất cũng được hình thành từ 3 phần chính đó là hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật.
- Hữu cơ: là xác động vật, mùn trong đất và sản phẩm hữu cơ của sinh vật đất.
- Vô cơ: chứa chất khoáng đã phân hủy giúp ích cực lớn trong phát triển cây trồng.
- Vi sinh vật sống không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chúng giúp chúng ta phân hủy vật chất chết trong đất.
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành đất đó là khí hậu, địa chất khu vực, sinh vật, địa hình và thời gian. Những yếu tố này khiến cho đất bị thay đổi theo từng điểm.

Đất trồng? Và độ pH của đất?
Vậy độ pH là gì? Độ pH là chỉ số đo môi trường đất thể hiện môi trường đó là axit hay bazo. Thông qua độ ion hydro có trong đất, ion này càng cao thì mẫu càng nhiều axit, càng thấp thì càng nhiều bazo. Với độ pH> 7 là môi trường axit, pH < 7 là moi trường bazo. Nếu độ pH = 7 là môi trường trung tính không chứa kiềm và axit.
Biết được độ ph đất sẽ giúp chúng ta có thể cải tạo để cây trồng có thể phát triển tối ưu nhất, tiếp cận chất dinh dưỡng tốt nhất. Độ pH của đất còn giúp chúng ta biết nên trồng loại nào cho phù hợp.

Yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất

- Đầu tiên phải kể đến khí hậu và thời tiết: Nếu mưa lớn sẽ rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất như cacbonat, canxi, kiềm. Nhưng nếu nắng quá thì sẽ có độ pH kiềm cao hơn do thiếu nước trong đất, muối khoáng.
- Hệ thống thủy lợi: Nước để tưới cây cũng ảnh hưởng lớn đến độ PH, nếu sử dụng nước từ nguồn ô nhiễm hay không đảm bảo về nguồn gốc thì độ pH chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
- Thảm thực vật: Đất tại vị trí dưới tán cây sẽ chua hơn những vị trí khác bởi dưới tán cây có nhiều chất hữu cơ từ sự phân hủy trực tiếp của lá.
- Các loại đất: Ngoài đất ra thì còn có đá vôi, đá phiến, đá granit…lớp nền sẽ quyết định loại đất đó có tính axit hay kiềm. Nơi có nhiều đá phiến thì độ pH thấp hơn nơi nhiều đá vôi.
Yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất

- Bổ sung phân cho đất: Đây là yếu tố quan trọng trong trồng cây bởi nó cung cấp chất dinh dưỡng mà cây cần để có thể phát triển tốt nhất. Lựa chọn phân bón có liên quan mạnh mẽ đến độ Ph của đất. Nếu biết được chính xác độ Ph của đất thì bạn có thể cải tạo bằng phương pháp bổ sung phân này.
- Chất dinh dưỡng sẵn có trong đất: Cây không hấp thụ chất dinh dưỡng nếu độ pH đất quá cao hay quá thấp. Chất dinh dưỡng dư thừa như phốt pho và canxi liên kết với chất khác khiến cho cây không thể hấp thụ.
Việc đất quá chua thường chúng ta hay xử lý bằng cách dùng vôi, canxi và vỏ trứng xay. Nếu độ pH quá cao thì có thể bổ sung thạch cao, axit sunfuric hay clorua canxi. Cần phải tưới thường xuyên cho đất để giảm độ pH, cần lưu ý không tưới nước khi mới xử lý đất vì có thể sẽ làm loãng hay rửa trôi chất dinh dưỡng.

Kiểm tra độ pH của đất như thế nào cho phù hợp?

Cách kiểm tra độ pH của đất đó là phân tích trực tiếp mẫu đất và kiểm tra huyền phù.

a. Kiểm tra huyền phù

Sử dụng phương pháp bùn, thực hiện đo PH của đất ở nhiều điểm khác nhau để thu được kết quả phân tích đúng nhất. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, khi công nghệ phát triển mạnh thì phương pháp này dường như ít được áp dụng nữa vì nó tốn thời gian và cho ra kết quả không đúng.

b. Đo độ pH trực tiếp trên đất

Lợi thế của chúng ta đó là không cần phải lấy mẫu đất vì độ ph được kiểm tra trực tiếp trong đất.
>>> Tham khảo bảng giá máy đo độ pH mới nhất năm 2022: https://sieuthihaiminh.vn/may-do-ph.html

Phương pháp kiểm tra độ ph của đất?

Chúng ta đã biết được tầm quan trọng của pH đất như thế nào rồi. Vậy phương pháp nào có thể kiểm tra độ ph của đất nhanh và chính xác nhất.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số cách sau:

a. Que thử độ pH đất

Ưu điểm của phương pháp này đó chính là sử dụng đơn giản, chi phí không quá cao mà cực thấp. Nhưng nhược điểm của nó đó là độ chính xác thấp, khó đọc, chi phí có thể không tính trước được.
Que thử hay giấy quỳ tím là loại được bão hòa với thuốc nhuộm nhạy cảm với pH. Nếu tiếp xúc với chất ẩm ướt các dải này sẽ thay đổi màu sắc, sự thay đổi này tương ứng với bảng màu đi kèm.
Thực hiện cực kì nhanh chóng, dễ dàng và không tốn kém nếu chúng ta thực hiện đúng cách.

b. Bộ dụng cụ đo độ pH đất

Ưu điểm của nó đó là nhanh, sử dụng đơn giản nhược điểm là nhiều bộ dụng cụ, hạn chế bài kiểm tra và khó đọc kết quả.
Bộ dụng cụ kiểm tra hóa học pH giống như que thử ở điểm dễ sử dụng tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm. Đó là cần phải có nước cất, nước khử ion, hóa chất – thường chất này sẽ có trong bộ dụng cụ mà chúng ta mua.
Bộ dụng cụ đo độ ph của đất

Với hóa chất như que thử phản ứng độ pH sẽ thay đổi màu sắc thì sẽ thay đổi giống như que thử. Tùy vào giác quan và kinh nghiệm của người đọc kết quả thì có thể cho ra kết quả khác nhau.
Bộ dụng cụ này chúng ta có thể thử 1 đến 10 phép đo hoặc hơn tuy nhiên sau đó là việc xử lý các hóa chất dư như thế nào vì không được phép đổ trực tiếp vào hệ thống nước thải hay thùng rác.

c. Máy đo độ pH – kĩ thuật số

Điểm nổi bật của dòng máy này đó chính là độ chính xác cao, làm sạch dễ dàng và nhỏ gọn dễ di chuyển linh hoạt. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhược điểm đó là cần phải có kiến thức về việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị.
Máy đo pH đất là dụng cụ cầm tay sử dụng điện cực pH để đo, đạt kết quả chính xác hơn nhiều so với bộ dụng cụ thử nghiệm hay giấy chỉ thị.
Sau khi đo, kết quả đo được hiển thị trực tiếp trên màn hình thiết bị, đo lường chính xác và dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng ta không phải lo lắng về việc mẫu quá tối và không đọc được kết quả hay phải nhận biết sự thay đổi màu sắc dựa vào kinh nghiệm.
Các dòng máy đo độ ph đất hiện nay

Tuy nhiên bên cạnh đó, khi sử dụng dòng máy này cũng đòi hỏi có một chút kiến thức và kỹ năng để có thể vận hành và bảo trì thiết bị đúng cách. Lưu ý, điện cực cần được hiệu chuẩn định kỳ và vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.
Nhìn chung trong 3 phương pháp đo trên thì có lẽ máy đo ph vẫn đang là thiết bị được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Bởi sự nhanh gọn, chính xác và dễ dàng trong quá trình sử dụng.
Hiện nay máy đo độ ph có rất nhiều loại nên bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ trước nhu cầu của mình trước khi đặt mua.
Hi vọng qua bài viết “Có những cách kiểm tra độ ph nào? Máy đo pH đất nào tốt” đã giúp bạn phần nào có thể hiểu hơn về chỉ số ph cũng như phương pháp đo ph tốt nhất hiện nay. Chúc bạn thành công!
Bạn đang cần tư vấn hoặc báo giá sản phẩm ngay hôm nay?
Hãy để Công Ty Hải Minh giúp bạn
Gọi mua hàng
Hỗ trợ tư vấnChat với chúng tôi qua Zalo