Máy đóng đai thép là gì? Phân loại máy đóng đai thép
Trong các ngành sản xuất và vận chuyển hàng hóa, đóng gói kiện hàng chắc chắn là một yếu tố cực kì quan trọng để đảm bảo tính nguyên vẹn của hàng hóa đặc biệt là những sản phẩm xuất khẩu. Để đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển an toàn và đến đích một cách hiệu quả, việc sử dụng máy đóng siết đai thép là rất cần thiết.
Máy đai thép là một công cụ quan trọng trong quá trình đóng gói và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm vật liệu xây dựng, đường sắt, ô tô, xe máy, đồ gia dụng, đồ nội thất và nhiều loại hàng hóa khác.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về “Máy đóng đai thép là gì? Các loại máy siết đai thép” trên thị trường và ứng dụng của chúng trong các ngành sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Máy siết đai thép là gì?
Máy đóng đai thép hay máy siết đai thép sử dụng lực căng và lực đóng để buộc chặt đai thép quanh hàng hóa, đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Thiết bị này sử dụng đai thép để siết chặt nên đảm bảo chắc chắn, bền bỉ cực kì tốt cho các kiện hàng. Chính vì vậy mà máy đang ngày càng được ứng dụng đa dạng trong việc bảo vệ các sản phẩm cho các ngành xây dựng, thiết bị ô tô, đồ gia dụng, nội thất hay nhiều hàng hóa khác.
I> Các loại máy đóng siết đai dây thép hiện nay
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà dòng đai thép được phân làm các loại chính sau:
1. Dụng cụ siết đai thép
Dụng cụ siết đai thép thủ công thường được sử dụng cho các tải hàng nhỏ và trung bình, số lượng hàng hóa cần siết đai ít có thể thực hiện thủ công.
Các dụng cụ siết đai thép thường có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và bền đẹp. Chúng được sản xuất từ các vật liệu chất lượng cao để đảm bảo độ bền và độ chắc chắn khi sử dụng.
Và thông thường một bộ dụng cụ đóng đai này sẽ bao gồm 2 bộ phận không thể thiếu đó là dụng cụ siết và một dụng cụ nẹp đai thép lại.
Chi phí để đầu tư dòng máy này cũng không quá đắt đỏ chỉ giao động khoảng từ 1 triệu đến 2 triệu đồng cực kì phù hợp với các đơn vị sản xuất quy mô vừa và nhỏ hoặc nhu cầu sử dụng ít. Tuy nhiên nếu nhu cầu của bạn nhiều hơn thì chắc chắn việc sử dụng máy đóng đai théplà điều không thể bỏ qua. 2. Máy đóng siết đai thép
Với loại máy này thì được phân làm 2 dạng chính đó là máy siết dây đai cầm tay và máy siết đai sử dụng khí nén.
Khác biệt hoàn toàn với dụng cụ siết đai, dòng máy đai thép này sử dụng khí nén cho khả năng đóng đai cực kì tốt và đặc biệt là không tốn chút sức lực nào cho người sử dụng. Dòng máy này đạt hiệu quả cao với các thùng hàng gỗ, kim loại, Pallet
Đặc biệt, máy được làm từ chất liệu cao cấp, bền bỉ theo thời gian nên chúng ta có thể an tâm đầu tư và sử dụng lâu dài. Hiện tại các dòng máy này đang có mức giá dao động từ 7 triệu đồng trở lên, tùy theo nhu cầu và mẫu máy khác nhau mà mức giá sẽ có sự chênh lệch.
II> Tham khảo 4 máy siết đai chất lượng bán chạy năm 2023
Để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn chúng tôi xin gửi đến bạn những thiết bị đóng đai thép phổ biến và bán chạy hiện nay.
1. Bộ dụng cụ siết đai thép MG32 của Yamafuji
Bộ dụng cụ này gồm 2 bộ phận chính đó là bộ phận siết và nẹp đai thép. Với dụng cụ này thì bạn có thể ứng dụng trong việc đóng gói nhiều hàng hóa khác nhau.
Thông số kĩ thuật quan trọng của dụng cụ này mà chúng ta cần quan tâm đó chính là kích thước dây đai thép có thể siết tối đa là 32mm. Nên khi chúng ta mua máy cần phải xem đai mình đang sử dụng là bao nhiêm mm để lựa chọn cho phù hợp.
Bạn có thể tham khảo các dụng cụ siết đai nhỏ hơn như MG16, M20, HM-93…Chúng đều tương tự nhau chỉ khác về khả năng siết kích thước đai.
2. Máy đóng dây đai thép Yamafuji A333
Loại thứ 2 là dạng A333 đây là loại máy cực kì phổ biến và được rất nhiều người sử dụng lựa chọn bởi nhỏ gọn, độ bền cao, dễ sử dụng.
Thiết bị này có khả năng siết các loại đai với kích thước từ 13 đến 19mm và với độ dày dây đai từ 0,38-0,58mm. Chúng ta lưu ý khi mua máy đây là 2 thông số cực kì quan trọng để tránh mua phải đai không phù hợp với máy.
Hiện tại dòng máy này đang được bán với giá là 6.700.000 vnđ.
Nếu như thông số trên chưa dáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng của bạn thì có thể tham khảo qua loại máy GD35 nhé, với khả năng đóng đai từ 12,7-19mm và độ dày của đai từ 0,38-0,8 mm và hiện tại thiết bị đang được bán với giá là 7.500.000 vnđ.
Tuy nhiên các loại máy này đều sử dụng đóng gói thủ công nên sẽ khó phù hợp với những đơn vị có tần suất đóng gói quy mô lớn.
3. Máy đóng đai sử dụng khí nén KZ-16/19
Một dòng máy nữa đến từ thương hiệu Yamafuji là KZ-16/19, sự khác biệt của dòng sản phẩm này đó là sử dụng khí nén nên cho năng suất hoạt động cao, hiệu quả tốt hơn.
Kích thước dây đai phù hợp với dòng máy này từ 16-19mm và có độ dày từ 0,4-0,7 mm. Lực siết 4500N nên đảm bảo khả năng siết đai cực kì tốt.
Tuy nhiên, mức chi phí đầu tư cho dòng máy này tương đối cao rơi vào khoảng từ 27.500.00 vnđ 1 máy.
Nhìn chung, mỗi một dòng máy đều có những ưu nhược điểm nhất định nên chúng ta cần phải xem xét rõ nhu cầu trước khi mua để tránh phải bỏ khoản chi phí quá lớn mà nhu cầu sử dụng thấp.
Vậy là bài viết trên đã giải thích rõ giúp bạn về máy đóng đai và phân loại chúng, bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra một vài sản phẩm để bạn có thể tham khảo rõ ràng hơn.
Hi vọng qua các thông tin trên, Siêu thị điện máy Hải Minh đã cung cấp cho bạn một lượng kiến thức bổ ích và lưa chọn được cho mình một dòng máy thực sự phù hợp với nhu cầu.