Quy Trình Dùng Máy Phun Sơn Tĩnh Điện Đúng Cách Như Nào?
Ngày nay, máy phun sơn đang ngày càng được cải tiến hiện đại đơn khi ứng dụng công nghệ phun sơn tĩnh điện. Đây là một công nghệ đã ra đời từ rất sớm nhưng chưa chắc chúng ta đã biết hết về công nghệ ngày. Bởi vậy, đừng bỏ qua bài viết “Quy Trình Dùng Máy Phun Sơn Tĩnh Điện Đúng Cách Như Nào?” của chúng tôi để hiểu hơn về thiết bị cũng như cách thức sử dụng chúng nhé! Công nghệ phun sơn tĩnh điện là gì?
Tiếng anh của công nghệ này được viết là Electro static power coating technology – công nghệ hiện đại bậc nhất được phát minh vào năm 1950 do nhà khoa học TS. Erwin Gemmer.
Qua một khoảng thời gian nghiên cứu và cải tiến, các nhà sản xuất, nhà khoa học đã chế tạo ứng dụng vào thiết bị máy phun sơn bột và ngày càng được hoàn thiện hơn về chất lượng phun sơn và mẫu mã sản phẩm.
Công nghệ phun sơn tĩnh điện hiện nay
- Phun sơn tĩnh điện dạng khô: Được ứng dụng cho các sản phẩm là kim loại như sắt, inox, thép hay nhôm.
- Phun sơn tĩnh điện dạng dung môi: Được ứng dụng cho các sản phẩm như gỗ, nhựa..
Mỗi một công nghệ đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định điển hình như:
a. Công nghệ phun sơn tĩnh điện dạng ướt
Công nghệ này giúp chúng ta có thể sơn lên nhiều vật liệu hơn dòng khô. Lượng dung môi có thể bám chặt vào vật được sơn nhưng không thu hồi hay tái sử dụng được nên dễ gây ô nhiễm môi trường. Thứ hai là khá tốn lượng dung môi và chi phí sơn tương đối cao.
b. Công nghệ sơn khô
Công nghệ này chỉ cho phép chúng ta sơn vật liệu làm từ kim loại, lượng sơn dạng bột bám kém chắc vào vật liệu cần sơn nhưng lại thu hồi được để tái sử dụng. Chi phí thấp hơn công nghệ trên và ít gây ô nhiễm cho môi trường.
Dây chuyền sơn tĩnh điện dạng bột bao gồm các thiết bị chính đó là súng phun sơn, thu hồi bột sơn, bộ điều khiển tự động, buồng phun, buồn hấp tia hồng ngoại tuyến.
Chế độ hấpđịnh giờ sẽ tự động tắt mở và chỉnh nhiệt độ. Ngoài ra sẽ có thêm các thiết bị khác như máy nén khí, máy tách ẩm
Vậy sơ đồ về quy trình sử dụng dòng máy phun sơn tĩnh điện đúng cách là như thế nào? Quy trình dùng máy phun sơn tĩnh điện đúng cách
Cần phải xử lý bề mặt cần hấp phun sơn:
- Xử lý bề mặt: Bề mặt của vật liệu sơn cần phải xử lý kĩ trước khi sơn với những bước: tẩy dầu, tẩy phần gỉ, định hình
- Hấp: Làm khô vật cần sơn sau khi đã được xử lý bề mặt phun.
- Phun sơn: áp dụng hiệu ứng sơn tĩnh điện khi phun với bộ điều khiển trên súng, hoàn toàn chỉnh được chế độ phun theo hình dạng của vật sơn hoặc chỉnh lượng bột phun ra.
- Sấy: sau khi được sơn xong sẽ đưa vào buồng sấy, tùy theo thông số kĩ thuật của bột sơn để đặt chế độ sấy cách tự động cho phù hợp.
- Kiểm tra và đóng gói thành phẩm.
Nếu trong quy trình xử lý bề mặt tốt thì lương sơn sẽ bám cực tốt lên bề mặt vật liệu kim loại nên dưới tác động của môi trường thì lượng sơn vẫn giúp cho vật liệu chống bị ăn mòn cao.
Việc sử dụng công nghệ này đó là cho màu sắc sản phẩm đa dạng, phong phú điển hình như nhám sần, sơn bóng, vân búa hay nhũ bạc…Nếu có thể chúng ra nên sử dụng công nghệ ngày bởi nó đáp ứng được mọi nhu cầu trong mọi lĩnh vực và có độ bền, thẩm mỹ cao.
Vậy là qua bài viết này Siêu thị điện máy chính hãng hi vọng đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin thực sự cần thiết và thực sự hữu ích