Tư vấn Bán hàng

Hồ Chí Minh 0932196898 Hà Nội 0918486458 Đà Nẵng 0962986450 Hải Phòng 0868227775 Thanh Hóa 0963040460 Vinh 0969581266 Cần Thơ 0938704139

Giờ làm việc: 08h-17h (từ thứ 2 - thứ 7)

Ý Nghĩa Ký Hiệu Trên Máy Phát Điện - Ban Cần Biết

Trên thân máy phát điện hiện nay đều có những ký hiệu và thông số riêng. Các ký hiệu thông số này thể hiện khả năng hoạt động chi tiết của máy. Việc cập nhật các ý nghĩa ký hiệu trên máy phát điện sẽ giúp bạn lựa chọn được thiết bị đúng và phù hợp với khả năng tiêu thụ điện lưới hiện tại của mình.
 
 ý nghĩa ký hiệu trên máy phát điện

1. Ý nghĩa của những ký hiệu trên máy phát điện

a. Công suất

Công suất của máy phát điện là chỉ số thể hiện lượng điện năng mà máy có thể sản xuất được trong một khoảng thời gian mỗi giờ là bao nhiêu.  Nó cũng là thông số quan trọng để người dùng có thể lựa chọn một chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng điện khi không có điện lưới hay có các sự cố khác về điện.
Trên thực tế thì công suất này được chia làm hai loại: Công suất liên tục và công suất tối đa.
- Công suất liên tục là khả năng cung cấp điện liên tục của máy trong suốt 24h đồng hồ mà không bị giới hạn số lần chạy trong năm, miễn là phải tuân thủ các quy định bảo dưỡng định kỳ của nhà sản xuất
- Công suất tối đa hay còn được gọi là công suất dự phòng là khả năng máy có thể cung cấp trong thời gian ngắn khi mất điện. Công suất này thường sẽ cao hơn hơn so với công suất liên tục cho phép máy đáp ứng được các thiết bị có công suất lớn và xử lý tốt các trường hợp khẩn cấp trong thời gian ngắn
Đơn vị đo được tính bằng KVA (Kilovolt Ampe) hoặc Kw (Kilowatt).
Ví dụ:  ELEMAX SHX1000 có công suất liên tục: 900W và công suất tối đa: 1000W

b. Tần số máy phát điện

Tần số là chu kỳ thay đổi trạng thái của dòng điện trong vòng 1s. Đơn vị đo của tần số là Hz và thường được duy trì ở mức ổn định là 50Hz. Đây là chỉ số phù hợp với tần số của lưới điện dân dụng ngày nay. Ứng với tần số 50Hz này, các thiết bị sẽ hoạt động đều và ổn định.
KB3500E có tần số là 50Hz
Ví dụ: KB3500E có tần số là 50Hz

c. Số pha

Máy phát có thể được thiết kế với nhiều số pha khác nhau, phổ biến nhất là 1 pha và 3 pha. 
- Máy phát 1 pha cấp dòng điện 220V, thường có công suất 2kva đến 50kva thích hợp cung cấp điện cho các thiết bị, ứng dụng công suất nhỏ như đèn chiếu sáng, các thiết bị gia dụng.
- Còn đối với dòng 3 pha cung cấp dòng điện 380v, cho công suất lớn hơn, thường dùng để cung cấp điện cho các động cơ, thiết bị công nghiệp.
Ví dụ: Koop KDF4000X có số pha là 1 pha

d. Mức tiêu hao nhiên liệu

Mức tiêu hao nhiên liệu  là mức tiêu thụ nhiên liệu của máy trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn vị đo cho thông số này là L/h
Mức tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm công suất máy phát, loại nhiên liệu sử dụng, tuổi thọ và tình trạng kỹ thuật của máy, cũng như chế độ vận hành. Về cơ bản, dòng sử dụng động cơ diesel thường có mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn so với động cơ xăng.
Ví dụ: KB3500E 3KW có mức tiêu hao nhiên liệu 1.3 – 1.5L/h

e. Điện áp

Điện áp của máy còn được gọi là hiệu điện thế là một thông số quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả của hệ thống điện. Đơn vị đo điện áp được tính bằng vôn (V).
Điện áp ở Việt Nam thường được thiết kế ở các mức điện áp tiêu chuẩn là 220V và 380V. Hiện nay, có một số  dòng máy có hệ thống điều chỉnh điện áp AVG theo nhu cầu sử dụng.

f. Kiểu động cơ

Máy thường sử dụng hai loại động cơ chính là động cơ dầu và động cơ xăng. Mỗi loại động cơ sẽ có những đặc tính riêng.
- Động cơ dầu là loại phổ biến nhất ở những máy có công suất lớn, hiệu suất cao, tiêu hao nhiên liệu thấp và có tuổi thọ dài,  phù hợp để vận hành liên tục trong thời gian dài, đáp ứng tốt các yêu cầu về cung cấp điện ổn định.
- Động cơ xăng thường được sử dụng trong các máy phát công suất nhỏ, phù hợp với sử dụng gia đình hoặc các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng và khởi động dễ dàng.

g. Dung tích xi lanh

Dung tích xi-lanh được đo bằng đơn vị cc (centimeters). Thường là chỉ số thể hiện về không gian nhiên liệu và không khí được hòa lẫn với nhau để đốt cháy trong xi lanh. Dung tích xi lanh sẽ tỉ lệ thuận với công suất máy.
Ngoài công suất, dung tích xi-lanh còn ảnh hưởng đến kích thước, trọng lượng và mức tiêu hao nhiên liệu. Các máy phát có dung tích xi-lanh lớn sẽ có kích thước và trọng lượng lớn hơn, nhưng thường có hiệu suất sử dụng nhiên liệu tốt hơn so với các máy có dung tích nhỏ hơn.

h. Tốc độ quay

Tốc độ quay là tốc độ của trục máy phát, được đo bằng số vòng quay trên mỗi phút (rpm). Tốc độ quay càng cao, công suất của máy phát càng lớn. Tuy nhiên, tốc độ quay cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến tần số của điện áp đầu ra máy phát.
Các  phát điện thường có tốc độ quay từ 1500 rpm đến 3000 rpm. Máy phát điện lưới quốc gia thường có tốc độ quay 1500 rpm hoặc 1800 rpm, phù hợp với tần số lưới điện 50Hz hoặc 60Hz. Các máy phát công suất nhỏ sử dụng trong gia dụng có tốc độ quay cao hơn, thường là 3000 rpm.
>>> Có thể bạn bỏ lỡ: Tủ ATS Máy Phát Điện

2.  Một số kí hiệu đặc biệt của máy phát điện

Ngoài những thông số trên thì khi sử dụng máy bạn cũng cần phải chú ý đến các ký hiệu trên thân máy. Dưới đây là một số ký hiệu đặc biệt người dùng nên biết:
- Ký hiệu cảnh báo nguy hiểm: Đây là ký hiệu có trên mọi thiết bị để tránh những tai nạn đáng tiếc khi người dùng vận hàng sai
- Cảnh báo thận trọng: Ký hiệu này có tác dụng đảm bảo người dùng sử dụng đúng cách tối đa hiệu quả và ngăn ngừa các rủi ro xảy ra.

 
Một số kí hiệu đặc biệt của máy phát điện

3. Các ký hiệu cảnh báo nguy hiểm

- Nguy hiểm về khí xả: Là cảnh báo quan trọng cần chú ý đối với các loại khí gây độc hay đến mọi người. Không được khởi động máy trong những không gian kín cũng như xả khí về phía có những người qua lại để thông gió.
- Nguy hiểm điện giật: Trên thân máy đều có các ký hiệu này, tránh xa tầm tay người dùng, bởi dòng điện tạo ra có thể lớn vượt qua ngưỡng giới hạn gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Biểu tượng nguy hiểm nối đất: Khi đầu nối đất không thực hiện đúng cách thì chức năng của hệ thống tiếp đất sẽ không thực hiện bảo vệ, mặt đất sẽ có điện gây nguy hiểm
- Nguy hiểm đối với các bộ phận quay: Bộ phận này của máy là điểm mà người dùng không được chạm vào khi máy đang chạy. Nên khi vận hành cần đóng và khóa lại gây nguy hiểm.
- Ký hiệu nguy hiểm hỏa hoạn: Các nguyên liệu xăng, dầu thường có tính dễ cháy khi ở nhiệt độ cao, nên đổ nhiên liệu ở những nơi gió thoáng, đồng thời tắt máy để động cơ được nghỉ ngơi ngăn ngừa tình trạng hỏa hoạn.

 
 Các ký hiệu cảnh báo nguy hiểm

4. Những ký hiệu chú ý thường gặp trên máy phát điện

- Chú ý cách bảo quản: Máy phát điện không có tính linh hoạt về địa hình làm việc nên cần để máy những nơi bằng phẳng, sử dụng máy ở ngoài trời cần đặt máy cách mặt đất 8cm nhắm đảm bảo khả năng chuyền điện.
- Các bộ phận nhiệt độ cao: Vỏ máy được thiết kế không có tính cách điện cao nên khi hoạt động các bộ phận sẽ trở nên quá nhiệt và cần thời gian để giảm tải nhiệt lượng khi dừng động cơ.
- Cách sử dụng ắc quy: Khi acquy hoạt động dễ sinh ra chất gây cháy, khi tiến hành nối dây nên tránh không cho 2 cực chạm vào nhau gây kích điện dẫn đế cháy nổ.
- Chú ý trách nhiệm của người dùng: Thực hiện các thao tác sử dụng đúng cách, theo đúng chỉ dẫn quy định, mặc đồ bảo hộ đầy đủ
- Cách đấu đường dây: Thực hiện các thao tác này sẽ tạo ra nguồn điện dự phòng. Vì vậy, cần chú ý làm đúng theo kỹ thuật và quy trình hay người có trình độ cao làm để tránh gây cháy nổ xảy ra.

 
Những ký hiệu chú ý thường gặp trên máy phát điện

5. Tầm quan trọng các ký hiệu trên thân máy phát

Việc theo dõi các ký hiệu trên máy phát điện là rất quan trọng và giúp người vận hành máy đạt được nhiều lợi ích.
Những ký hiệu này giám sát tính trạng vận hành và hoạt động của máy. Khi biết rõ được công suất, tần số, dòng điện,... giúp người dùng dễ dàng khắc phục được các lỗi thường gặp nhanh chóng tránh gây ra hỏng hóc nguyên trọng. .
Ngoài ra, các ký hiệu về thời gian vận hành, các lần bảo dưỡng... giúp theo dõi quá trình sử dụng máy. Điều này hỗ trợ việc lên kế hoạch bảo dưỡng phù hợp, kéo dài tuổi thọ của máy. Đảm bảo được thiết bị hoạt động tốt nhất cũng như kéo dài tuổi thọ sử dụng
Các ký hiệu cảnh báo an toàn giúp người vận hành nhận biết các nguy cơ và tuân thủ các quy trình an toàn giúp bảo vệ sức khỏe  và an toàn cho người dùng

6. Đơn vị cung cấpmáy phát điện uy tín ở đâu?

Hiểu được tầm quan trọng của thiết bị trong đời sống và sản xuất, hiện nay có rất nhiều công ty, nhà xưởng, hộ gia đình,… đã sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt, hiệu quả  và an toàn thì việc bổ sung  kiến thức về các ký hiệu trên thân máy là không thể thiếu.
Với thế mạnh hoạt động chuyên nghiệp nhiều năm trong lĩnh vực, Siêu Thị Hải Minh luôn tự hào là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp máy phát điện tại Việt Nam. Đơn vị cung cấp sản phẩm chính hãng, chất lượng với giá ưu đãi và những dịch vụ bảo hành và sửa chữa tốt nhất. Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng giá máy phát tại link: https://sieuthihaiminh.vn/may-phat-dien.html
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng máy, nếu bạn gặp thắc mắc gì thì chúng tôi sẽ chia sẻ, giải đáp thắc mắc giúp bạn nhận được những dịch vụ tốt nhất.
Như vậy, bài viết trên Hải Minh đã cập nhật một số cá ký hiệu và thông số quan trọng trên những dòng model phát điện. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể sử dụng và hiểu thêm về máy để lựa chọn được những sản phẩm phát điện phù hợp với nhu cầu.
Bạn đang cần tư vấn hoặc báo giá sản phẩm ngay hôm nay?
Hãy để Công Ty Hải Minh giúp bạn
Gọi mua hàng
Hỗ trợ tư vấnChat với chúng tôi qua Zalo